Một số biện pháp phòng bệnh trong trồng nấm
Lượt xem: 771  | Ngày đăng: 02/01/2022

Nấm là sản phẩm nông nghiệp tương đối sạch, có giá trị dinh dưỡng cao nên được thị trường ưa chuộng. Trồng nấm tuy đơn giản nhưng cần chú ý phòng bệnh tốt để có năng suất, chất lượng sản phẩm tốt. Biện pháp tích cực nhất nhằm tránh những tổn thất do dịch hại gây ra là tổ chức phòng ngừa ngay từ khâu chọn điểm, quy trình sản xuất, chăm sóc…

1. Chọn điểm

Nơi trồng nấm nên xa nguồn bệnh như cống rãnh, rác rưởi, lá cây mục, phế liệu trồng nấm, chuồng trại chăn nuôi... Ngoài ra, cũng nên tránh các nơi có nhiều bụi như nhà máy xay xát, chế biến nông sản, cưa xẻ gỗ...

2. Quy trình sản xuất hợp lý

– Việc bố trí kho nguyên liệu, nơi dự trữ sản phẩm (nấm khô), phòng cấy, phòng ủ và nơi nuôi trồng cần tính toán để không lây nhiễm lẫn nhau.

– Người chăm sóc không nên đi từ phòng này sang phòng khác, nhất là sau khi vào phòng trồng.

– Phòng ủ cần thoáng và ánh sáng vừa phải, bịch phôi không chồng chất lên nhau để tránh nấm mốc, côn trùng có điều kiện ẩn náu và phát triển.

– Nhà trồng nên tưới tập trung, tránh làm theo kiểu gối đầu thành nhiều đợt, bệnh đợt trước có thể lây sang đợt sau.

  3. Xử lý môi trường và nguyên liệu

– Trước và sau mỗi đợt nuôi trồng cần vệ sinh kỹ nhà trồng như nền đất, dàn kệ hoặc kèo cột. Việc xử lý nên tiến hành cùng lúc và trước khi nuôi trồng ít nhất là hai ngày như phun thuốc diệt côn trùng trên vách, rải thuốc diệt tuyến trùng trên nền, quét vôi cộng muối hoặc nhớt cặn lên các dàn cột.

– Thu dọn nguyên liệu rơi vãi, không quét vào một góc nào đó, lâu ngày sẽ gây nhiễm.

– Giá thể cần khử trùng hoặc phải hấp thật kỹ vì bên trong có nhiều thành phần thích hợp cho mầm bệnh mọc nhanh hơn bình thường.

4. Ngăn chặn bệnh lây lan

– Trường hợp bệnh đã xảy ra (bệnh lây lan) phải cô lập ngay khu vực bệnh, như cách ly nguồn bệnh và phun thuốc diệt. Phun ngừa khu vực xung quanh, theo dõi kiểm tra thường xuyên hơn.

– Bình thường chưa thấy bệnh xảy ra cũng phải có kế hoạch chăm sóc định kỳ để có thể phát hiện sớm mầm bệnh, kịp ngăn chặn trước khi lây lan.

– Nhà trồng, nhà ủ hay cơ sở nói chung, càng ít người lạ ra vào càng tốt. Đặc biệt là đem giống lạ vào nuôi trồng chung với giống đang sản xuất.

Bài, ảnh: Kim Lan

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên