Kỹ thuật trồng dưa hấu bằng màng phủ nông nghiệp
Lượt xem: 1079  | Ngày đăng: 02/01/2022

 

Kỹ thuật trồng dưa hấu với màng phủ nông nghiệp ngày càng được nhiều hộ nông dân áp dụng. Với kỹ thuật này sẽ đem lại hiệu quả cao nhờ khả năng hạn chế sâu bệnh, cỏ dại cũng như giữ độ ẩm và chất dinh dưỡng cho cây…

Dưa hấu là loại quả khá được ưa chuộng. Ngoài việc ăn tươi dưa hấu còn được chế biến với nhiều món ăn ngon, nhiều loại nước uống tươi mát. Do đó, dưa hấu ngày càng được trồng nhiều và là giải pháp để phát triển kinh tế cho người dân.

Là loại cây khó trồng nên cần áp dụng đúng kỹ thuật trồng dưa hấu để đem lại hiệu quả cao nhất, đồng thời hạn chế rủi ro. Với kỹ thuật mới được áp dụng trong nông nghiệp là trồng dưa hấu với màng phủ nông nghiệp đem lại hiệu quả cao. Màng phủ nông nghiệp hay còn gọi là màn bạt, là một loại nhựa dẻo, mỏng chuyên dùng để phủ liếp trồng. Với màng phủ này, khi trồng sẽ giúp người dân hạn chế tối đa sâu bệnh, con trùng, đồng thời điều hòa độ ẩm, cân bằng cấu trúc mặt đất, giữ phân bón cho cây…

1.Thời vụ trồng

 Dưa hấu thường được trồng vào vụ hè từ nửa đầu và cuối tháng 5, ở vụ thu trồng vào đầu tháng 7 âm lịch

2. Làm bầu cho cây

 Phải làm bầu cho cây an toàn và khỏe mạnh. Đặc biệt khi chọn đất làm bầu cần chú ý đất mục và cần đảo thêm phân hữu cơ theo tỉ lệ 1:1. Bầu cao cần phải đạt độ cao vừa đủ, tối thiểu là cao từ 5 – 7 cm. Đường kính trong tầm khoảng 4 – 5 cm. Nuôi cây con cần để bầu nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời và cần phải được che chắn cẩn thận.

3. Làm đất.

 

Đất trồng dưa hấu cần phải lên luống để hạn chế ngập úng. Độ rộng của mỗi luống từ 90 – 100cm. Chú ý tạo rãnh luống từ 35 – 40 cm để thoát nước tốt. Luống được tạo phẳng và phủ màng nông nghiệp. 

 * Cách phủ màng nông nghiệp

 Màng cần được trùm xuống ½ chiều sâu của ránh. Dùng đất để chèn kỹ mếp màng hoặc dùng ghim để giữ cho màng không bị lật khi có gió. Cứ 2 luống trồng thì cho quay ngọn vào nhau để tạo thành luống đôi. Chú ý luống đôi có chiều rộng ít nhất 5m.

4. Mật độ trồng cây con

Cây con khi đã sinh trưởng đến giai đoạn 1 – 2 lá thì có thể đem trồng. Mỗi sào cần trồng được 300-330 cây.

5. Chăm sóc

- Bón phân

Lượng phân bón nhiều hay ít tuỳ thuộc độ màu mỡ của đất. Đất bạc màu, đất cát cần bón nhiều phân hơn đất thịt và đất sét. Liều lượng phân bón chung: Phân chuồng hoai hoặc phân hữu cơ 1 tấn/ha. Vôi bột 1 tấn/ha. Phân bón NPK Đầu Trâu 13-13-13+TE: 1-1,2 tấn/ha.

- Tưới nước

Lượng nước tưới và số lần tưới tùy theo điều kiện trồng và giai đoạn tăng trưởng của cây.

- Thụ phấn

Thụ phấn nhân tạo là biện pháp kỹ thuật cần thiết trong sản xuất dưa để dễ chăm sóc, bón thúc nuôi trái, trái lớn đều, chín và thu hoạch cùng lúc. Thụ phấn vào buổi sáng từ 7-9 giờ lúc dây dưa dài khoảng 1,5m và ra hoa rộ (25-30 ngày sau khi trồng). Ngắt hoa đực bất kỳ, hoa vừa nở, to và có nhiều phấn; chấm phấn đều lên hoa cái vừa nở.

6. Thu hoạch

Ngày thu hoạch tùy thuộc vào đặc tính giống, thời tiết… Thông thường khoảng 25-30 ngày sau khi thụ phấn bổ sung là dưa hấu đã chín. Để cho chất lượng quả đảm bảo ngon ngọt, trước khi thu hoạch 7-10 ngày cần phải giảm, cắt nước tùy theo vùng đất. Sau đó cắt, vận chuyển nhẹ nhàng, bảo quản nơi thoáng mát.

Bài: Kim Lan

 

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên