Quản lý tính an toàn cho sản phẩm nông nghiệp tại Đài Loan
Lượt xem: 257  | Ngày đăng: 02/01/2022

Đài Loan có ngành nông nghiệp phát triển cao với doanh thu đạt khoảng 25,25 tỷ USD/năm (chiếm 6,63%GDP), chủ yếu từ chăn nuôi bò, gia cầm, hoa quả. Trong chính sách phát triển nông nghiệp, Đài Loan tập trung xây dựng các mô hình từ sản xuất – tiêu thụ sản phẩm, dùng kỹ thuật nuôi cấy mô để nhân nhanh các giống mới chuyển giao cho nông dân.

Các ngành sản xuất nông nghiệp chính, phát triển mạnh của Đài Loan gồm rau, hoa quả và sản xuất lúa gạo… được sản xuất theo hướng hàng hóa, phục vụ xuất khẩu đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.

Tăng cường quản lý tính an toàn

Khuyến khích chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practic – GAP) cho trái cây và rau an toàn

Cuối năm 2014, danh sách các nhóm sản xuất và bán hàng nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP lên đến 2.127 nhóm với tổng diện tích sản xuất nông sản an toàn là 25.719 ha. Với hệ thống truy xuất nguồn gốc sản xuất, các ứng dụng thực hành nông nghiệp tốt được mở ra vào tháng 7 năm 2014 để tăng cường quản lý an toàn cho quá trình sản xuất tự theo dõi, và do đó, có thể phân biệt được sản phẩm trong nước và nước ngoài.

Khuyến khích nông nghiệp hữu cơ

Cuối năm 2014, 6071 ha đất sản xuất nông nghiệp do 3.038 hộ nông dân quản lý được chứng nhận là những khu ruộng sản xuất sản phẩm hữu cơ nông nghiệp. Trong đó có 642 ha đất sản xuất theo nông nghiệp hữu cơ được quản lý bởi các nhóm doanh nghiệp nhà nước và trong khi 357 hecta được quản lý bởi các nhóm doanh nghiệp tư nhân. Các sản phẩm hữu cơ được bán thông qua 103 cửa hàng, 18 trang trại. Việc sản xuất và bán các sản phẩm hữu cơ có thể giúp phát triển các rau, quả đặc sản theo hướng nông nghiệp hữu cơ và các thực phẩm chế biến.

Khuyến khích việc truy xuất nguồn gốc và cải thiện hệ thống bán hàng

Cuối năm 2014 có 201 mặt hàng được các công ty chứng nhận với 1.420 hồ sơ truy xuất nguồn gốc. Việc cải thiện hệ thống truy xuất nguồn gốc góp phần quan trọng để phù hợp với khâu sản xuất và khâu bán hàng, tăng cường đào tạo và cung cấp dịch vụ tư vấn cho các siêu thị bán buôn và siêu thị bán lẻ với 361 ki-ốt . Các nhà hàng cũng được khuyến khích sử dụng thực phẩm có nhãn mác. Cuối năm 2014, trung bình mỗi tháng phân phối 3,58 triệu nhãn mác truy xuất nguồn gốc, tăng 106% so với năm 2013 (trung bình mỗi tháng phân phối 1,74 triệu nhãn mác truy xuất nguồn gốc).

Kiểm tra chặt chẽ dư lượng thuốc trong sản xuất nông nghiệp:

Hội đồng Nông nghiệp (COA) thường xuyên thông báo kết quả kiểm tra tại trang web liên quan đến "thông tin của thanh tra sản xuất nông nghiệp". Năm 2014, 7.267 trái cây và rau quả (chiếm 95,9% mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên) được qua kiểm nghiệm. Trong đó gồm 1.848 mẫu gạo (chiếm 96,6%), 2.123 mẫu chè (chiếm 97,1%). Đối với những mặt hàng không đạt các yêu cầu kiểm nghiệm thì bị phạt theo các quy định và giám sát bởi chính quyền địa phương.

Phân biệt các nông sản trong nước và nông sản nhập khẩu

Quản lý và mở rộng các sản phẩm gạo

Việc sửa đổi Luật quản lý thực phẩm (sau đây được gọi là luật) có hiệu lực vào ngày 18 tháng 12 năm 2014. Theo Điều khoản 14-1-2 của luật này, doanh số bán hàng của các sản phẩm gạo trong nước không được phép đóng gói trộn với gạo nhập khẩu. Ngoài ra, cơ chế truy xuất nguồn gốc thực phẩm đã được thành lập để điều chỉnh hệ thống theo dõi độc lập cho doanh nghiệp nông nghiệp kinh doanh lúa gạo về thông tin mua và bán hàng của họ đối với thực phẩm trong nước và nhập khẩu. Đối với những doanh nghiệp nông nghiệp kinh doanh và chế biến theo danh sách của các cơ quan liên quan,các hồ sơ truy xuất nguồn gốc của các nhà cung cấp và người mua cũng yêu cầu phải có.

Nâng cao thương hiệu "Gạo Đài Loan”

Trong năm 2014, đã có 10 nhà hàng với 3.660 chuỗi cửa hàng tham gia trong việc quảng bá thương hiệu "Gạo Đài Loan", trong đó có Công ty đường sắt Đài Loan, Mos Burger, Wu-Tàu, và Yoshinoya. Hơn nữa, trong năm 2014, đã có 24 công ty với hơn 50 sản phẩm gạo, như bánh gạo, kem gạo,... đã được hỗ trợ thông qua các lớp học khuyến nông về sản xuất và chế biến các sản phẩm từ gạo. Các sản phẩm này được bán tại hơn 3.000 cửa hàng, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận các sản phẩm mới từ lúa gạo. Người ta ước tính rằng trong năm 2014 lượng gạo dùng để sản xuất các sản phẩm gạo mới đã tăng 1.205 tấn, tức là tăng sáu lần so với  năm 2013.

Việc quản lý độc lập các sản phẩm chế biến gia súc trong nước và nhập khẩu

Theo luật bảo vệ người tiêu dùng, doanh số bán hàng thịt gà và thịt lợn thông qua các nhà bán lẻ cần được xác định rõ ràng và dán nhãn là "thịt không đông lạnh" hay "thịt lạnh" kể từ tháng 3/2014 đối với thịt gà hoặc 5/2015 đối với thịt lợn, nhằm bảo vệ quyền của người tiêu dùng. Mục đích là để phân biệt thịt sản xuất trong nước với thịt nhập khẩu ở nước ngoài để tránh bất kỳ sự pha trộn và sự nhầm lẫn giữa các sản phẩm và giá cả. Ví dụ, việc khác biệt về giá có thể giúp phân biệt 50% sản phẩm thịt đùi gàgiữa sản xuất trong nước và nước ngoài. Hơn nữa, nó cũng giúp duy trì sự ổn định giá thịt gà trắng.

Theo nguồn FFTC

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên