Công nghệ CAS nâng cao giá trị vải thiều
Lượt xem: 220  | Ngày đăng: 02/01/2022

Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT, đến nay tổng diện tích cây ăn quả toàn tỉnh đạt 42.000 ha, trong đó diện tích cây vải ước đạt gần 31.500 ha, sản lượng đạt 183.000 tấn, tập trung chủ yếu ở huyện Tân Yên, Lục Nam, Lạng Giang, Yên Thế và Lục Ngạn. Diện tích vải sớm đạt 6.000 ha, sản lượng ước đạt gần 25.300 tấn, diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP ước đạt 12.300 ha, (trong đó có 100 ha vải sản xuất đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đi Mỹ), sản lượng ước đạt trên 78.000 tấn.

Tuy nhiên, vải thiều có tính mùa vụ cao, sản lượng lớn, thời gian thu hoạch ngắn nên công tác bảo quản, chế biến sau thu hoạch gặp nhiều khó khăn. Nhằm giúp bảo quản, chế biến, nâng cao chất lượng quả vải thiều và các loại rau quả, thực phẩm khác là tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có chuyến khảo sát vùng nguyên liệu và giới thiệu công nghệ CAS (viết tắt của Cells Alive System, có nghĩa là các cấu trúc tế bào vẫn hoạt động, hay còn gọi là công nghệ bảo quản tế bào) do công ty ABI (Nhật Bản) nghiên cứu, sáng chế. 

Đây là một công nghệ bảo quản đông lạnh tiên tiến, luôn giữ ở nhiệt độ lạnh từ -35 0C trở lên nhưng vẫn không phá vỡ các màng và thành tế bào, duy trì được các yếu tố quan trọng cấu thành hương vị trong thực phẩm, nhờ đó giúp thực phẩm được bảo quản tốt hơn, giữ được độ ngon, tươi lâu hơn so với công nghệ đông lạnh truyền thống.

Sử dụng công nghệ CAS giúp đảm bảo gần như tuyệt đối độ tươi, ngon, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nhiều loại nông sản, thực phẩm với thời gian bảo quản kéo dài tới 1 năm, thậm chí là 10 năm.

Hiện nay, công nghệ này đã được ứng dụng rộng rãi không chỉ trong ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm mà còn cả trong ngành chăn nuôi, ngành y học...

Sử dụng công nghệ CAS cũng có một số đặc điểm ưu việt khác như thân thiện môi trường, tiết kiệm nhiều năng lượng (lượng điện tiêu thụ)...

Sử dụng công nghệ CAS sẽ giúp bảo quản quả vải thiều trong thời gian từ 1-3 năm mà vẫn đảm bảo gần như toàn bộ sản phẩm giữ nguyên được độ tươi ngon. Công nghệ này có thể được sử dụng để chế biến mứt vải và các sản phẩm chế biến khác từ quả vải thiều, góp phần nâng cao giá trị và mở rộng thị trường tiêu thụ cho vải thiều Bắc Giang.

Ngoài ra, công nghệ CAS còn có thể được sử dụng trong bảo quản, chế biến, nâng cao giá trị cho các loại rau quả khác, các sản phẩm chăn nuôi như lợn, gà, thủy sản... 

Bài, ảnh: Ks.Nguyễn Đức

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên