TRANG CHỦ
GIỚI THIỆU
TIN TỨC - SỰ KIỆN
TƯ VẤN, HỎI ĐÁP
THƯ VIỆN
Ngày 10/1/2025, Trung tâm Khuyến nông tổ chức hội nghị giao ban công tác khuyến nông quý IV năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự có lãnh đạo, trưởng phó các phòng chuyên môn thuộc Trung tâm cùng các đại biểu là lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ KTNN 10 huyện, thành phố, thị xã. Ông Đào Xuân Vinh- Giám đốc Trung tâm Khuyến nông chủ trì hội nghị.
Báo cáo tại hội nghị cho thấy, năm 2024, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bất thuận như: các tháng đầu năm, có nhiều ngày mưa nồm ẩm kéo dài, nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm đúng vào giai đoạn phân hóa mầm hoa của cây vải thiều, nhãn, cây có múi nên nhiều diện tích cây bật lộc không ra hoa. Chất lượng nông sản như cam, bưởi, táo, ổi cũng bị ảnh hưởng do thừa nước và nhiễm nấm bệnh. Giai đoạn tháng 6-7, nhiệt độ cao nhiều ngày mưa ảnh hưởng đến sản xuất, đặc biệt con bão số 3 làm cho nhiều diện tích lúa, hoa màu và cây ăn quả, cây lâm nghiệp, các trang trại chăn nuôi thủy sản bị ngập úng, tràn bờ, thiệt hại không nhỏ đến kinh tế của người dân.
Mặc dù sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn tuy nhiên, cán bộ viên chức Trung tâm luôn có tinh thần trách nhiệm cao nên công tác khuyến nông trong năm qua đã đạt được nhiều kết quả trên các mặt công tác.
Trong năm đăng trên 200 tin, bài lên trang thông tin điện tử khuyennongbacgiang.vn với trên 550.000 lượt người truy cập; phối hợp với Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Giang thực hiện trên 100 tin, chuyên mục trên chuyên mục nông nghiệp nông thôn, gương điển hình tiên tiến về sản xuất nông nghiệp.
Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ KTNN các huyện, cơ sở, Doanh nghiệp tổ chức thành công 10 cuộc hội thảo cấp tỉnh, cho hơn 1 nghìn lượt đại biểu về ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa; xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thịt VietGAHP, liên kết HTX với chuỗi giá trị và xây dựng sản phẩm OCOP; chăn nuôi lợn thịt An toàn sinh học; nuôi ếch trong lồng; Ứng dụng công nghệ số vào nuôi ghép cá trắm cỏ là chính thâm canh trong ao…
Tổ chức thành công Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, tổ chức tại thành phố Bắc Giang với 200 đại biểu tham dự; Phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức thành công gian hàng trưng bầy sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang tại FESTIVAL sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024, tại Khu đô thị Mailand Hanoi City- xã An Khánh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
Thực hiện Kế hoạch 481: Cử chuyên gia trồng trọt hỗ trợ Xay Sổm Bun, từ ngày 20-30/11/2024, sang hỗ trợ tổ chức 01 lớp tập huấn cho 50 đại biểu nông dân và triển khai thực hiện mô hình sản xuất rau an toàn trong nhà lưới đơn giản với 01 hộ tham gia, quy mô 300m2.
Cùng đó, trong năm thực hiện 14 mô hình khuyến nông, nổi bật như các mô hình: Mô hình chăn nuôi lợn thịt an toàn sinh học, quy mô 80 con/2 hộ tại huyện Lạng Giang. Qua theo dõi, kiểm tra đánh giá đàn lợn sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ nuôi sống 100%, trọng lượng bình quân xuất chuồng đạt 104kg/con. Mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ.
Mô hình ứng dụng công nghệ số vào nuôi ghép cá trắm cỏ là chính, thâm canh trong ao, quy mô 01 ha/2 hộ tại xã Quế Sơn huyện Hiệp Hòa. Qua theo dõi đánh giá đến nay, tỷ lệ sống đạt 80%, trọng lượng bình quân như sau: cá trắm cỏ 1.400g/con, cá rô phi 650g/con, cá chép 700g/con; Dự kiến sau 8 tháng nuôi tỷ lệ sống ≥ 70%, kích cỡ thu hoạch cá rô phi, cá chép ≥ 0,8kg/con, cá trắm cỏ ≥ 2kg năng suất ≥ 20,0 tấn/ha.
Mô hình “Ứng dụng công nghệ biofloc vào nuôi cá rô phi thâm canh, liên kết sản xuất”, quy mô 01 ha/2 hộ tại huyện Lạng Giang, dự kiến sau hơn 6 tháng nuôi năng suất 29,49 tấn/ha; sản lương đạt 29,49 tấn, tỷ lệ sống đạt 71,5%, trọng lượng bình quân khi đạt 825g/con.
Chỉ đạo chăm sóc mô hình trồng thâm canh cây Dẻ ván theo hướng lấy hạt tại xã Phú Nhuận huyện Lục Ngạn, quy mô 2,5ha, 01 hộ tham giac; Sau hơn 7 tháng trồng, cây cao trung bình 86,5cm, số cành từ 1-2 cành, mật độ hiện tại 476 cây/ha, tỷ lệ cây sống đạt trên 95%, cây không bị sâu bệnh, sinh trưởng, phát triển tốt, bản lá dày, cây cứng và rễ khỏe. Bước đầu được cơ quan quản lý và chuyên môn đánh giá về mô hình có tính thuyết phục cao đối với người dân tham gia mô hình và cộng đồng xã hội.
Mô hình sản xuất lúa giống mới năng suất cao ứng dụng cơ giới hóa tại xã Nghĩa Hòa huyện lạng Giang, quy mô 20 ha, 207 hộ tham gia; năng suất đạt 58- 60 tạ/ha. Việc ứng dụng mạ khay - máy cấy với phương pháp làm mạ tập trung và mật độ cấy thưa đã giúp lúa phát triển nhanh, sớm bén rễ. Nhờ đó lúa sinh trưởng khỏe, giảm chi phí phòng trừ sâu bệnh; tiết kiệm từ 40-45% chi phí nhân công so với cấy tay. Việc sử dụng thiết bị bay không người lái giúp phòng trừ sâu bệnh kịp thời, giảm chi phí thuốc, tiết kiệm nước tưới, cônglao động...
Mô hình sản xuất nấm rơm chất lượng cao tại xã Tân Thanh, huyện Lạng Giang, quy mô 44.000 kg nguyên liệu, 02 hộ, phối hợp hỗ trợ 22.000 kg bông hạt 662,5 kg giàn giá (ống thép mạ kẽm) cho các hộ tham gia mô hình. Qua theo dói, đánh giá thấy, Nấm rơm sau khi cấy giống sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao hơn so với hình thức canh tác thông thường tại địa phương. Năng suất tới 125 kg/1 tấn nguyên liệu, cao hơn 25 kg/1 tấn nguyên liệu so với phương pháp canh tác truyền thống. Kết quả mô hình cho thấy nấm rơm có chất lượng cao hơn hẳn so với nấm canh tác truyền thống. Nấm đồng đều, đường kính mũ trung bình 3,1 cm (trong khoảng tiêu chuẩn 2–4 cm), màu sắc rõ nét, chắc và có vị ngọt thanh, không chát hay đắng. Chất lượng này được đảm bảo nhờ chất lượng bông hạt, quy trình xử lý nguyên liệu và không bị nhiễm bệnh.
Tại Hội nghị, ông Trần Anh Tuấn- Giám đốc Trung tâm Dịch vụ KTNN thành phố Bắc Giang chia sẻ, sau khi sáp nhập đơn vị hành chính huyện Yên Dũng vào thành phố Bắc Giang, diện tích đất nông nghiệp tăng gấp 3 lần so với nên năm 2025 đề xuất Trung tâm Dịch Khuyến nông quan tâm triển khai các mô hình giống mới và mô hình nông nghiệp công nghệ cao để người dân thành phố được tiếp cận thực hiện.
Bà Lâm Thị Hà- Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ KTNN huyện Lục Ngạn chia sẻ, năm 2024 là một năm mà người dân huyện Lục Ngạn nói riêng và người dân trong tỉnh nói chung bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 gây ra. Nhiều diện tích cây ăn quả trên địa bàn huyện bị ngập úng, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sảng lượng. Trung tâm Dịch vụ KTNN huyện Lục Ngạn đã phối hợp với các xã và người dân tích cực tuyên truyền, khắc phục hậu quả sau bão. Đến nay, nhiều diện tích cây ăn quả sản lượng tuy giảm nhưng bù lại giá bán đạt cao hơn trung bình nhiều năm đặc biệt có quả táo giá bán đạt từ 15-40kg/kg tùy loại và tiêu thụ thuận lợi.
Nhiệm vụ năm 2025
Kết luận hội nghị, ông Đào Xuân Vinh- Giám đốc Trung tâm Khuyến nông chia sẻ, vai trò của cán bộ khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở trong việc hướng dẫn nông dân khắc phục hậu quả sau bão số 3 để lại nhiều dấu ấn trong lòng người dân cả nước cũng từ đó thể hiện được vai trò “ở đâu có nông dân, ở đó có cán bộ khuyến nông”.
Qua đây, Giám đốc Trung tâm nhấn mạnh, năm 2024, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều bất thuận về điều kiện thời tiết tuy nhiên, công tác khuyến nông vẫn đạt được nhiều kết quả nổi bật từ công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo tập huấn đến xây dựng thực hiện các mô hình. Phát huy những kết quả tích cực đã đạt được, trong thời gian tới Trung tâm Khuyến nông cùng với Trung tâm Trung tâm DV KTNN các huyện, thành phố phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh, Trung ương thực hiện các chuyên mục, chuyên trang để tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật cho bà con nông dân. Để công tác khuyến nông đạt được kết quả tốt, năm 2025 tập trung rà soát, nắm bắt nhu cầu của người dân để xây dựng các mô hình chu phù hợp; phối hợp chặt chẽ giữa khuyến nông tỉnh, huyện và cơ sở. Đồng thời, đề nghị Trung tâm Dịch vụ KTNN các huyện, thành phố, thị xã chủ động tham mưu cho UBND cùng cấp khi xây dựng các mô hình, chương trình khuyến nông…