Toàn tỉnh- Đàn vật nuôi phát triển ổn định
Lượt xem: 155  | Ngày đăng: 10/11/2023

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, 10 tháng đầu năm đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển khá ổn định. Chăn nuôi đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng giảm tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ, tăng chăn nuôi tập trung quy mô trang trại và chăn nuôi theo chuỗi khép kín; chuyển đổi cơ cấu đàn vật nuôi hướng tới giảm tỷ trọng đàn lợn, tăng tỷ trọng đàn gia cầm và gia súc ăn cỏ (bò, dê, ngựa); ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, công nghệ cao vào sản xuất, tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, bảo đảm an toàn thực phẩm.

Cụ thể, đàn lợn 885.000 con, giảm 2,75% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 95,2% kế hoạch năm (KH); sản lượng thịt hơi 163.500 tấn, giảm 4,94% so với năm 2022, đạt 94,0% so với KH năm.

Đàn gia cầm 20,5 triệu con, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 100% KH năm; trong đó đàn gà 17,0 triệu con, bằng 100% so cùng kỳ năm 2022, đạt 100% KH năm; sản lượng thịt hơi đạt 90.000 tấn, tăng 20% so với năm 2022, đạt 113,9% KH năm.

Đàn trâu 31.000 con, giảm 6,06% so với năm 2022, đạt 98,4% KH năm; sản lượng thịt hơi 1.300 tấn đạt 100% so KH năm.

Đàn trâu đạt 31.000 con năm 2023

Đàn bò 109.000 con, giảm 7,6% so với năm 2022, đạt 94,0% so KH năm; sản lượng thịt hơi 4.400 tấn, giảm 13,7% so với năm 2022, đạt 94,0% so KH năm; tỷ lệ bò lai 88%, bằng 3,5% so với năm 2022, đạt 100% kế hoạch.

Đàn dê 33.000 con, tăng 3,13% so với năm 2022, đạt 100% KH năm; sản lượng thịt hơi 750 tấn, tăng 7,1% so với năm 2022, đạt 100% so KH năm.

Đàn ong 76 nghìn đàn, tăng 1,33% so với năm 2022, đạt 100% KH năm; sản lượng mật 570 tấn, tăng 1,79% so với năm 2022, đạt 100% KH năm.

Tổng sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 260 nghìn tấn, tăng 1,02% so với năm 2022, đạt 100,1% so KH; sản lượng trứng ước đạt 300 triệu quả, tăng 26,05% so với năm 2022, đạt 100% KH.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 98 HTX chăn nuôi, 2.245 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; duy trì 10 chuỗi chăn nuôi lợn và chăn nuôi gia cầm gắn với giết mổ chế biến, 02 chuỗi chăn nuôi dê, bò gắn với tiêu thụ và trên 100 trang trại liên kết nuôi gia công, nằm trong chuỗi liên kết của các Công ty chăn nuôi lớn như: CP, DABACO, ANT, Hoà Phát, RTD, MAVIN, Hải Thịnh....

Theo đánh giá, tỷ lệ đàn bò lai hướng chuyên thịt tăng (chiếm trên 85%); đàn lợn nạc tăng, số vòng quay với lợn từ 2 lứa/năm lên 2,5 lứa/năm; gà thả vườn từ 2 lứa lên 3-4 lứa/năm; tỷ lệ tổng đàn lợn chăn nuôi theo hướng VietGAHP đạt 47%, tỷ lệ tổng đàn gà chăn nuôi theo hướng VietGAHP đạt 49%; có 6 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP, 102 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

Hiện sản phẩm chăn nuôi của Bắc Giang chủ yếu được xuất bán ra các tỉnh lân cận như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn……chiếm tới 60%, còn lại 40% phục vụ cho tiêu thụ nội tỉnh. Từ nay đến hết năm 2023, dự báo đàn vật nuôi tỉnh Bắc Giang tiếp tục phát triển, đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm phục vụ tết Nguyên Đán sắp tới trong tỉnh và xuất bán ra các thị trường ngoài tỉnh.

Tin, ảnh: Trần Vĩnh
Các tin bài khác:

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên