TRANG CHỦ
GIỚI THIỆU
TIN TỨC - SỰ KIỆN
TƯ VẤN, HỎI ĐÁP
THƯ VIỆN
Tác nhân gây bệnh
Bệnh trắng đuôi do vi khuẩn Flavobacterium columnare (trước đây vi khuẩn này có tên là Flexibacter columnaris). Đây là loại vi khuẩn dạng sợi (Myxobacterial) ngoại ký sinh, gây tổn thương chủ yếu trên da và mang. Vi khuẩn F. columnare gây ảnh hưởng nghiêm trọng trên những loài nuôi ở ĐBSCL. Cá tra, điêu hồng, cá rô đồng thường bị hao hụt rất lớn ở giai đoạn còn nhỏ (<100g), đặc biệt sau khi vận chuyển cá hương, cá giống, cá bị xây xát do vận chuyển hay stress do thay đổi điều kiện môi trường. Khi nhiễm bệnh này, cá chết nhanh trong thời gian từ 2-4 ngày sau khi có biểu hiện bệnh lý. Tỉ lệ cá chết qua ghi nhận là khoảng 80-100% đối với trường hợp nuôi trên bể và 35-60% nuôi ở ao đất.
Đặc điểm sinh học của vi khuẩn
Vi khuẩn Flavobacterium columnare thuộc vi khuẩn Gram âm, hình que, dài và mảnh, kích thước khoảng 0,5-1.0x 4-10µm. So sánh với nhiều loài vi khuẩn khác, F. columnare tương đối dài hơn nhưng mảnh hơn (kích thước của E. ictaluri khoảng 0,75 x 1,5-2,5 µm). Vi khuẩn F. columnare hoạt động rất mạnh, di động trượt, không tạo acid từ các loại đường.
Khuẩn lạc vi khuẩn Flavobacterium columnare
Dấu hiệu bệnh lý:
+ Xuất hiện những vệt trắng trên cơ thể, đuôi và góc vi
+ Vây và đuôi bị rách, hoại tử đuôi
+ Cá bệnh có thể giảm ăn hoặc bỏ ăn.
+ Cá bơi lộ chậm chạp và chết nhanh
+ Cá bệnh nhẹ: da có có vệt trắng ở thân và cuốn đuôi, trên vây nhiều nhớt và cụm màu vàng do vi khuẩn bám lên, ở mang có màu đỏ xẩm hoặc hồng nhạt.
+ Cá bệnh nặng, có dấu hiệu bệnh lý trầm trọng hơn như có nhiều vệt trắng ở thân và lưng đồng thời mất nhớt, vây tưa rách, đuôi mòn cụt, mang có màu xám trắng và hoại tử, đôi khi vết loét hình thành ăn sâu vào bên trong cơ cá
Mang cá điêu hồng bị nhiễm bệnh (chú thích ảnh)
Điều kiện phát triển bệnh:
+ Môi trường nước quá ô nhiễm
+ Thời tiếy thay đổi đột ngột
+ Mật độ ương nuôi quá dày
+ Vận chuyển cá bị sốc, xây xát
+ Cá bị bội nhiệm bởi ký sinh (trùng bánh xe) và nấm
+ Thường xuất hiện giai đoạn giống 15-40 ngày tuổi
Vi khuẩn F. columnare thì chúng xâm nhập và gây tổn thương từ bên ngoài cơ thể cá, chủ yếu ở da và mang. Khả năng bám dính của vi khuẩn tăng lên theo tỉ lệ thuận với nhiều ion trong nước như ion Fe2+, Ca2+…
Biện pháp phòng bệnh:
+ Quản lý tốt chất lượng nước
+ Mật độ ương nuôi vừa phải
+ Tăng sức đề kháng cá nuôi (khoáng+Vitamin)
+ Vận chuyển và chặt lòng tránh sốc và xay xát
+ Ngăn ngừa ký sinh
Biện pháp trị bệnh:
Bệnh được chữa trị hiệu quả khi phát hiện sớm và kết hợp với xử lý môi trường
+ Sát khuẩn nước với GLUMAX với liều 1L/4000-6000 m3 đối với ao hay 1L//1000-1500 m3 đối với bè
+ Sử dụng 1L COMAX/1200-1500 m3 xử lý trùng bánh xe
+ Dùng (1kg NOROCINE+ 1kg VB- COTRIM)/10 tấn cá liên tục 5 ngày