QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TRỒNG CÀ CHUA CÔNG NGHỆ CAO ĐẠT TIÊU CHUẨN VIETGAP
Lượt xem: 363  | Ngày đăng: 02/01/2022

1. Mật độ trồng:

          Mật độ trồng khoảng 22-23.000 cây/ha

Có 2 cách trồng cây:

- Trồng cây trên giá thể: Chuân bị các bầu với kích thước 30 x 35 cm, xếp các bầu thành 1 hàng, khoảng cách giữa tâm các hàng là 1,6 m. Bố trí khoảng cách các bầu đảm bảo tâm bầu cách nhau 30 cm (dùng hệ thống tưới nhỏ giọt)

- Trồng cây trên nền đất: Làm luống cao khoảng 25-30 cm, rộng 120 cm, rãnh rộng 30cm. Phủ luống bằng màng phủ nông nghiệp, tâm luống cách nhau 1,5m. Trồng 1 hàng/luống, khoảng cách cây cách cây 30 cm, đảm bảo thuận lợi cho cả hình thức tưới thủ công hoặc tưới nhỏ giọt.

 Dùng dây sợi để cuốn thân cây cà chua ngay từ lúc cây nhỏ, treo lên cao (không làm giàn đỡ như trồng thổ canh ngoài đồng).

2. Quản lí nước tưới:

Với trồng cây trên giá thể: Đây là phần khó nhất trong kỹ thuật thủy canh. Cấp nước đồng nghĩa cấp dung dịch dinh dưỡng cho cây. Thành phần dung dịch xem tại Phần 5: Chế độ dinh dưỡng.

                   + Số lần tưới: Số lần tưới phụ thuộc vào từng giai đoạn cây trồng và phụ thuộc vào thời tiết. Đối với cây con (chưa ra hoa), một ngày có thể tưới từ 2-4 lần. Đối với các cây đã trưởng thành, nhất là các cây đang có 6-10 chùm quả, số lần tưới có thể tăng lên tới 6-12 lần tưới 1 ngày. Lần đầu tưới khi bắt đầu xuất hiện mặt trời (6 giờ sáng) lần tưới cuối cùng trước 5 giờ chiều. Trong khoảng thời gian nắng nóng (11h-15h) cần tăng số lần tưới.

          + Lượng tưới: Trung bình tưới 500ml/1lần/bầu 2 cây. Lượng nước chảy ra khỏi bầu bằng 20% lượng nước cung cấp.

          + EC vào = 2,6mS/cm, pH=5,2-5,5. EC  ra duy trì ở ngưỡng 3,5-4 mS/cm.

Vào mùa hè, nhiệt độ Mộc châu khá nóng vào buổi trưa. Có thể giảm EC dung dịch vào xuống còn 2,4 mS/cm và tăng số lần tưới lên thậm chí 12 lần/ngày.

          Trồng trực tiếp xuống đất: Đảm bảo cung cấp đủ ẩm cho cây, nếu dùng hệ thống tưới nhỏ giọt 1 ngày tưới 2-3 lần, mỗi lần 10 phút. Nếu tưới tay tùy theo độ ẩm đất 1 ngày có thể tưới 1 lần lượng nước cho 1 lần tưới nhiều hơn tưới nhỏ giọt

3 Thụ phấn bổ sung: Do cây trồng trong nhà kín gió và không có côn trùng (ong, bướm) thụ phấn nên cần thiết phải thụ phấn bổ xung cho cà chua.

Việc thụ phấn thường được thực hiện hàng ngày vào khoảng 10h sáng bằng cách rung thân cây cà chua cho phấn hoa bung ra khỏi nhị hoa.

4. Kỹ thuật bấm tỉa: Việc bấm tỉa giúp cân bằng trạng thái sinh dưỡng và sinh thực của cây, giúp cây khỏe mạnh, cho năng suất cao, chất lượng quả tố và đồng đều.

        + Tỉa nhánh phụ: Tỉa các nhánh phụ, chỉ giữ 1 nhánh chính cho tới chùm quả thứ 6. Sau chùm quả thứ 6 có thể tăng thêm 1 nhánh phụ/cây. Tỉa bỏ các lá già dưới gốc. Tuy nhiên cần duy trì tối thiểu 15 lá/cây để đảm bảo đủ quang hợp giúp cây phát triển cân đối.

         + Tỉa hoa: sau khi các chùm hoa đã đậu quả, tỉa bớt các hoa và quả thụ không tốt trên các chùm hoa. Đối với giống cà chua quả to (150-200g/quả) chỉ giữ lại 3-4 quả/chùm. Đối với giống cà chua quả trung bình (100-130g/quả) chỉ giữa lại 5-6 quả/chùm. Đối với giống cà chua mini không để quá 18-20 quả/chùm. Về nguyên tắc chung, trọng lượng các chùm quả sau khi đã trưởng thành không quá 700g/chùm. Việc tỉa hoa và quả kém chất lượng giúp cho cây phát triển được cân đối, trái thu được có sự đồng đều cao.

5. Chế độ dinh dưỡng

                    Dưới đây là bảng thành phần các khoáng chất trong dung dịch cung cấp cho cà chua:

Thành phần khoáng

NO3

K

Ca

Mg

SO4

H2PO4

NH4

Fe

Mn

Zn

B

Cu

Mo

mmol/l

mol/l

Dung dịch tiêu chuẩn EC= 2,6mS/cm

16

9,5

5,4

2,4

4,­­­­­4

1,5

1,2

15

10

5

30

0,75

0,5

Bảng các hóa chất thông dụng được dùng để tưới cho cây

Khoáng chất

Công thức hóa học các chất thường được sử dụng

NO3

KNO3, Ca(NO3)2.4H2O, Mg(NO3)2.6H2O, NH4NO3, HNO3

K

KNO3, KH2PO4, K2SO4, KCl

Ca

Ca(NO3)2.4H2O, (5(Ca(NO3)2).4 NH4NO3).10H2O, CaCl2

Mg

MgSO4.7H2O, Mg(NO3)2.6H2O

SO4

K2SO4, MgSO4.7H2O, (NH4)2SO4

H2PO4

NH4H2PO4, KH2PO4, H3PO4

NH4

NH4NO3, (NH4)2SO4, NH4H2PO4

Fe

Fe-EDTA, Fe-DTPA

Mn

Mn-EDTA, MnSO4.H2O

Zn

Zn-EDTA, ZnSO4.7H2O

B

H3BO3

Cu

Cu-EDTA, CuSO4.5H2O

Mo

(NH4)6Mo7O24.4H2O

5. Phòng trừ sâu bệnh

          Cà chua trồng trong nhà, trên giá thể thường ít bị sâu bệnh gây hại. Dưới đây là một số sâu bệnh chính hại cà chua:

          5.1.Bọ phấn (Bemesia sp.): Thường xuất hiện ngay từ giai đoạn cây con trong vườn ươm cho tới khi trưởng thành. Bọ phấn xuất hiện nhiều trong thời gian mùa hè từ tháng 5 đến tháng 8. Bọ phấn chích hút dịch ở lá, ngọn, thân non và là trung gian truyền virus vàng xoắn lá. Nên theo dõi và phòng trừ bọ phấn ngay từ khi chúng mới xuất hiện, mật độ thấp. Để bọ phấn trắng phát triển với mật độ cao rất khó diệt trừ. Giai đoạn cây con, chưa thu thoạch có thể dùng thuốc gốc hóa học như Confidor 100SL, Actara 25WG. Giai đoạn đang thu hoạch nên sử dụng các thuốc có nguồn gốc sinh học như Abamectin, Oshin 5EC. Phun thuốc theo chỉ dẫn và phải áp dụng đúng thời gian cách li thuốc.

        5.2.Nhóm sâu đục quả cà chua (sâu xanh Helicoverpa armigera): Là loại sâu đa thực, chúng thường phá hại búp non, nụ hoa, quả, là nhóm sâu ưa ấm nóng, xuất hiện nhiều trong tháng 6-7.

          Có thể dùng các chế phẩm sinh học Bitadin WG, Abamectin để phòng trừ. Thời điểm bắt đầu phun thuốc tốt nhất là lúc cây có hoa nở rộ và bắt đầu có quả. Trong thời gian đang thu hoạch quả cần tuân thủ đúng thời gian cách li của từng loại thuốc.

          5.3. Ruồi đục lá (Liriomyza sativae Blanch): Sâu non nằm giữa 2 lớp biểu bì ăn phần diệp lục để lại đường đục ngoằn nghèo trên lá. Thường xuất hiện và gây hại suốt thời gian sinh trưởng của cây, đặc biệt ở thời ký cây ra hoa rộ và quả.

Khi thấy trên lá xuất hiện đường đục nhỏ li ti có thể sử dụng các thuốc sau để trừ: Vertimec 1,8EC, Sherpa 25EC, Pegasus 500SC.

          5.4 Bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum): Bệnh thường xuất hiện khi nhiệt độ cao (280C-320C) và độ ẩm không khí cao (80%).

          Biểu hiện của bệnh: vào lúc trưa nóng cành nhỏ và ngọn cây, thậm chí cả thân cây bị héo, chiếu tối và sáng sớm khi trời mát cây tươi trở lại.

          Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra. Vi khuẩn xâm nhập qua đường rễ, qua các vết thương xây xát, sinh sản và tiết độc tố trong bó mạch dẫn, phá hủy bó mạch và làm cây bị héo.

Không có thuốc đặc trị bệnh này. Chủ yếu chỉ có thể phòng bệnh. Giữ bể tưới sạch sẽ. Khi có 1 vài cây có biểu hiện bện cần cắt bỏ tránh lây lan. Nếu cây trồng trên đất thì nên luân canh với cây khác họ cà kết hợp việc vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ. 

           5.5. Bệnh sương mai (Phytophthora infestan Mont de Bary): Có hầu hết trong các giai đoạn của cây trồng. Bệnh phát triển mạnh khi nhiệt độ không khí khoảng 180C-220C, độ ẩm cao do mưa hoặc sương mù.

        Biểu hiện bệnh: Trên lá các vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ dạng giọt dầu, sau chuyển sang mầu nâu tối, mặt dưới lá chỗ vết bệnh xuất hiện lớp mốc màu trắng. Bệnh xuất hiện trên thân cành thường làm gãy thân cành. Trên quả biểu hiện đầu tiên là xuất hiện những vùng mầu xanh xám như bị dội nước sôi, sau chuyển sang mầu đen, quả dần bị thối nhũn.

        Nguyên nhân: do nấm Phytophthora infestans (Mont. de Bary) gây ra. Các bào tử nấm nảy mầm tạo thành sợi nấm xâm nhập vào cây qua lỗ khí khổng hoặc trực tiếp qua biểu bì phát triển và gây bệnh. Nguồn bệnh tồn tại trong tàn dư, trên hạt giống là nguồn lây nhiễm cho vụ sau.

          Biện pháp phòng trừ: Khi xuất hiện bệnh có thể dùng các loại thuốc hóa học như Ridomil Gold, Alliete 800 WP, các thuốc gốc đồng phun cho cây. Chú ý thời gian cách li.

           5.6. Bệnh vàng xoắn lá do virus: Bệnh truyền qua côn trùng chích hút như bọ phấn, qua con đường cơ giới như tỉa cành, lá lây từ cây có bệnh sang cây khỏe. Các lá ngọn xoăn lại, chuyển màu vàng, cây dừng sinh trưởng và sau đó sẽ héo dần rồi chết.

Cách phòng trừ: diệt các loại bọ chích hút. Khi 1 vài cây có biểu hiện bệnh nên cắt bỏ tránh lây sang cây khác.     

6. Thu hoạch

Thu hoạch khi quả chín cây, tuyệt đối không thu quả xanh rồi rấm, loại bỏ quả thối hoặc sâu bệnh..

 7. Sơ chế và bảo quản

- Sản xuất cà chua theo tiêu chuẩn VietGAP, ngoài việc quan tâm đến quy trình sản xuất thì  khâu sơ chế,chế biến sản phẩm cũng được ưu tiên hàng đầu. Mỗi vùng sản xuất cần phải có 1 nhà sơ chế phù hợp với quy mô sản xuất và chủng loại sản phẩm.

Nhà sơ chế gồm: khu vực tiếp nhận; khu vực sơ chế; khu vực bảo quản; khu cung cấp nước; khu vệ sinh và khu chứa phế thải. Các dụng cụ sơ chế và các bước tiến hành cũng đảm bảo đúng quy trình. Cán bộ làm việc tại nhà sơ chế cũng phải nắm được kỹ thuật sơ chế.

- Sau khi sơ chế tiến hành đóng gói sản phẩm vào các bao bì có ghi nguồn gốc nơi sản xuất địa chỉ của sản phẩm...

Bài: Mạnh Hùng

Các tin bài khác:

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên