Một số kinh nghiệm thâm canh để cây cam Đường Canh luôn sai quả, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, tránh được hiện tượng quả bị khô xốp, ra quả cách năm
Lượt xem: 227  | Ngày đăng: 03/01/2022

- Phơi rễ, đảo rễ:

Sau trồng 3 năm cây bắt đầu ra hoa, để lấy quả ngay từ cuối tháng 1, đầu tháng 2 quan sát thấy lộc cây chuyển sang màu bánh tẻ tiến hành đảo cây (đảo, thay rễ), mục đích là cắt bớt một số rễ tơ làm cây trẻ lại, đồng thời hãm cây phát lộc, kích thích cây ra hoa, đậu quả đạt tỷ lệ cao. Dùng dụng cụ chuyên dụng đào vát vào trong quanh gốc cây thành bầu có đường kính và độ sâu 30 - 40cm, để phơi một thời gian tùy theo điều kiện thời tiết mà định thời gian phơi rễ khác nhau, nếu thời tiết mưa ẩm thì thời gian phơi rễ kéo dài từ 8 - 10 ngày, thời tiết khô hanh thì thời gian phơi rễ từ 6 - 7 ngày sau đó lấp kín đất và bón thúc.    Việc đảo rễ tiến hành hàng năm sau mỗi lần thu hoạch quả. Sau thời gian đảo rễ, cây bắt đầu phân hóa mầm hoa, chớm nụ, giai đoạn này chú ý phòng trừ các loại sâu bệnh như sâu vè bùa, nhện đỏ, rệp các loại...

-  Bón lót để hồi rễ:

Sau khi phơi rễ, lấp đất trở lại thì tiến hành bón thúc, bón 30-40 kg/gốc phân chuồng hoai mục + 0,3 - 0,5 kg/gốc vôi bột + 1,5 - 2 kg/gốc supe lân. Chú ý rắc vôi bột vào các đầu rễ nhằm hạn chế mất nước và chống nhiễm khuẩn gây thối rễ.

-  Phun thuốc:

Phòng trừ sâu bệnh hại một cách triệt để nhằm tiêu diệt hết các loại rệp hại, sâu vẽ bùa, nhện trắng, nhện đỏ bằng các loại thuốc chuyên dụng và hạn chế úng ngập để tránh bệnh thối rễ, nứt thân giúp cây chuẩn bị phân hóa mầm hoa.

  • Khoanh vỏ, hãm cây chống rụng quả:

Khi cánh hoa bắt đầu rụng, quả non lộ ra khi đó quả to bằng hạt đậu xanhthì nên khoanh vỏ hãm cây để chống rụng quả non và giữ quả. Dùng dao sắc chuyên dụng tiện khoanh tròn lớp vỏ của các cành cấp I sao cho vừa đứt vỏ sát thân gỗ vừa mở ra lớp vỏ rộng 1mm, vị trí vết khoanh cách gốc cành 15-20cm, sau đó 7-10 ngày sau dùng băng nylon đen băng kín vết khoanh, tránh nấm bênh xâm nhập.

Trong quá trình phát triển của quả, cây cam sẽ có các đợt lộc phát triển, khi phát lộc thì cây sẽ tự rụng quả để dành dinh dưỡng cho phát triển lộc non, vì vậy cần khoanh cành vào giai đoạn cây phát lộc để hạn chế rụng quả. Quá trình khoanh vỏ thường làm 3 lần (các vết khoanh không trùng lên nhau); lần 2 tiến hành khi quả bắt đầu rụng sinh lý (thường gọi là quá trình phân quả của cây); lần 3 khi cây chuẩn bị phát lộc. Đây là lần khoanh vỏ rất quan trọng, nếu khoanh muộn cây phát lộc sẽ đẩy bộ quả ra khỏi cây, dẫn đến rụng quả hàng loạt. Duy trì độ ẩm vừa phải sao cho đất mặt vườn chỉ hơi thâm, người đi vào rãnh không để lại nốt chân.

Hoặc tùy tình hình sinh trưởng của từng cây, diễn biến của thời tiết mà quyết định số lần khoanh vỏ cho phù hợp nhằm đạt được kết quả cao nhất. Nếu cây khỏe, trời mát, đất ẩm thì tiện 2-3 lần, ngược lại, cây yếu, trời hanh khô thì chỉ cần tiện 1 lần cũng đã đạt được hiệu quả. Chú ý các lần khoanh vỏ cách nhau 7-10 ngày và cách nhau khoảng 10cm, không được khoanh trùng lên vết cũ. Khoảng 12-15 ngày sau tháo băng dính thấy 2 mép vỏ liền lại, các quả trên cây đã xanh ổn định là việc khoanh vỏ chống rụng quả đã thành công.

Bài: Minh Nga

Các tin bài khác:

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên