QUY TRÌNH GHÉP CẢI TẠO CÂY VẢI VỚI NHÓM CÂY TRÊN 6 NĂM TUỔI
Lượt xem: 238  | Ngày đăng: 02/01/2022

1. Chọn giống để đưa vào ghép

          Hiện nay có nhiều giống vải chín sơm, cực sớm có giá trị kinh tế, nhưng 02 giống có mẫu mã, chất lượng tốt:

          - Giống vải Bình Khê - Đông Triều - Quảng Ninh

          - Giống vải U trứng - Thanh Hà - Hải Dương

- Giống vải U Hồng.

          2. Chọn cây để lấy mắt ghép

          Chọn những cây đúng giống, khỏe mạnh không sâu bệnh có thời gian sinh trưởng ổn định, có năng suất cao, chất lượng tổ, ít ra quả cách năm.

          3. Chuẩn bị mắt ghép

          Mắt ghép được chọn ở những cây có năng suất, chất lượng cao. Cành ghép là cành bánh tẻ có từ 304 tháng tuổi. Cành để lấy mắt phải là cành khỏe không sâu bệnh ở tầng tán giữa vươn ra ngoài ánh sáng.

          4. Thời vụ ghép

          Có 02 thời vụ ghép:       + Vụ Xuân từ tháng 2 đến tháng 4

                                                 + Vụ Thu từ tháng 7 đến tháng 9

          5. Chuẩn bị gốc ghép

          - Với cây nhiều năm tuổi có khung tán lớn ta phải cưa đốn để ghép cải tạo. Độ cao của vị trí đốn tùy thuộc vào độ tuổi và hình dáng cây mà có thể đốn ở cành cấp 1 cấp 2 hoặc đốn ngay ở thân chính. Độ cao vị trí đốn cách mặt đất từ 1 - ,2 m để thuận lợi cho thao tác ghép cải tạo sau này. Đốn để lại 20% số cành để thở ở mọi thời vụ cành không đốn để làm "cành thở" để phòng tránh làm chết cả cây.

          - Để rú ngắn thời gian chuẩn bị gốc ghép thì phải lợi dụng các mầm có sẵn các mầm trong tán thì khi cưa đốn, đốn toàn bộ tán và giữ nguyên số mầm này. Như vậy sẽ rút ngắn được thời gian chờ gốc ghép.

          Thời vụ đốn: Có thể đốn vào vụ xuân hoặc đốn ngay sau khi thu hoạch quả

          - Nếu đốn vào vụ xuân thì có thể đốn toàn bộ tán.

          - Nếu đốn vào vụ hè hoạc vụ hu thì bớt lại một cành oqr chính giữa tán không đốn để làm cành thở, che bóng tránh làm khô cành đốn.

          Sau khi đốn khoảng 3 - 4 tháng là có thể tiến hành ghéo được. Cây trước khi đốn cần được bón thúc một lần phân đamh kết hợn vớ phân chuồng, khi thấy cây bắt đầu ra lớp lộc mới thì tiến hành đốn. Khi đốn xong, tốt nhất là dùng rơm bệnh lại cuộn kín gốc và các cành lại đặc biệt là các cành nằm ngang để đề phòng nắng nóng làm khô vỏ mặt phía trên cành. Nếu không có điều kiện thì có thể dùng chính các cành lá vừa đốn đậy vào gốc và thân cây cũng có tác dụng hạn chế tình trạng khô vỏ cây.

          Khi cây bật mầm không nên tỉa cành ngay, mà nên để sau

          6. Phương pháp ghép

          - Áp dụng phương pháo ghép nêm đoạn cành đây là phương pháp thích hợp đối với ghép cải tạp cây vải. Phương pháo này được tiến hành như sau

          - Khi mầm đạt tiêu chuẩn (0,7 - 1,5cm), tại vị trí ở độ cao cách gốc cành 20 - 25 cm ta cũng tiến hành cắt ngọn gốc ghép (có bớt lại một vài chiếc lá).

          - Chọn cành ghép phu hợp với vị trí gốc ghép, có 2 -3 mầm ngủ, cắt một lát cắt tạo vết cắt dài 2 - 2,5 cm. Chẻ một vết trên gốc ghép có chiều dài và sâu tương tự với kích thước của vết cắt trên cành ghép. Cài cành ghép vào gốc ghép sao cho phần tượng tầng của gốc ghép và cành ghép được tiếp xúc trùng khít với nhau. Trong trường hợp cành ghép quá nhỏ hoặc lớn hơn gốc ghép thì ta có thể chẻ ra bên cạnh của gốc ghép hoặc cài mắt ghép sao cho ít nhất một phía tượng tầng của mắt ghép và cành ghép được trùng khít với nhau.

          - Buộc dây nilon cố định mắt ghép: Trước hết cuốn nhiều vòng dây để cố địng cành ghép, sau đó trải rộng dây nilon và cuốn kín một lượt xung quanh cành ghép, đưa dây nilon trở lại vị trí cố định dây tại gốc ghép.

          7. Chăm sóc sau ghép

          - Phòng trừ kiến: Kiến thường hay cắn thùng giấy bóng ghép làm thoát hơi nước ở mắt ghép, gây chết mắt ghép. Do vậy khi ghép xong ta phải chú ý phòng trừ kiến.

          - Dùng vải tẩm dầu nhớt buộc quanh gốc cây để hạn chế kiến leo lên, dùng thuốc BVTV phun lên tán cây vừa ghép để diệt kiến hoặc có thể rắc vôi bột xung quanh gốc cũng hạn chế kiến gây hại.

          - Trên cây vải sau khi ghép cải tạo đều xuất hiện các đối tượng sâu bệnh hại. Các loại sâu, bệnh chủ yếu là: muội, sâu ăn lá, bọ xít, thán thư... ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên sau khi ghép cải tạo cây vải ra từ 2 - 3 đợt lộc đối tượng nhện gây hại rất nặng với mật độ rất cao, nhện chích hút làm cho các đợt lộc của cây ghép bị vàng úa qua quan sát cây vải nhìn như cây bị chết rút. Khi đốn cây xong nhện theo cành lá xuống mặt đất nhưng chỉ một thời gian sau chúng tập trung quay trở lại với mật độ cao. Do vậy, khi đón tỉa xong cần thu gom cành lá để thiêu hủy để tránh nguồn lây lan, vào các đợt lộc của mắt ghép (lộc dài khoảng >2cm) phun các loại thuốc đặc trị nhện như: Ortus 5SC, Regent, Pegasus...

          - Kiểm tra tưới ẩm thường xuyên cho gốc ghép (không được phun tưới nước lên cành mới ghép).

          - Đánh tỉa mầm nách: sau khi ghép do bị ức chế sinh trưởng đỉnh vì vậy cây bật rất nhiều mầm gốc và mầm nách ở phía dưới mắt ghép. Do vậy phải thường xuyên kiểm tra đánh tỉa mầm gốc, tạo điều kiện cho mắt ghép bật mầm tốt.

          - Sau 15 - 20 ngày thì mắt ghép bật mầm: Đây là giai đoạn mầm ghép thường xuyên bị sâu ăn lá gây hại: phun trừ sâu hại bằng Regent, Padan, Cyperkill...(phun theo chỉ dẫn ghi trên bao bì).

          - Sau khi mầm ghép ra đợt lốc thứ 2 và chuyển sang cành bánh tẻ ta tiến hành tháo bỏ dây ghép và tỉa bỏ toàn bộ mầm gốc tạp điều kiện cho cây phát triển thành tác hoàn chỉnh.

          - Sau đó chăm sóc cây theo quy trình chăm sóc vườn cây kinh doanh./.

Bài: Mạnh Hùng

Các tin bài khác:

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên