TRANG CHỦ
GIỚI THIỆU
TIN TỨC - SỰ KIỆN
TƯ VẤN, HỎI ĐÁP
THƯ VIỆN
Nông nghiệp hữu cơ là nhìn toàn cảnh “bức tranh lớn”
Nông nghiệp thông thường tập trung vào mục tiêu là đạt được năng suất tối đa của cây trồng cụ thể nào đó. Nó dựa trên quan niệm giản đơn là: Năng suất cây trồng được tăng lên bởi các đầu vào dinh dưỡng và nó bị giảm xuống do sâu bệnh hại và cỏ dại, vì thế chúng cần phải bị tiêu diệt. Nông nghiệp hữu cơ là một phương pháp canh tác phối hợp toàn diện: Bên cạnh mục tiêu sản xuất hàng hóa chất lượng cao, một mục tiêu quan trọng không thể bỏ qua là bảo toàn nguồn dinh dưỡng tự nhiên trong đất, nguồn nước sạch và tính đa dạng sinh học phong phú. Nghệ thuật trong canh tác hữu cơ đó là việc sử dụng tốt nhất các nguyên tắc và tiến trình sinh thái. Nông dân hữu cơ có thể học được rất nhiều từ việc nghiên cứu các mối tương tác giữa các yếu tố khác nhau trong hệ sinh thái tự nhiên . Có thể liên hệ với hệ sinh thái của rừng sau đây.
Chu trình dinh dưỡng trong hệ sinh thái rừng
Cây rừng và các loài thực vật khác hút dinh dưỡng từ đất và tổng hợp nên các sinh khối của chúng (như lá, cành vv...). Khi lá rơi xuống hoặc cây bị chết đi, dinh dưỡng được quay trở lại đất. Những phần sinh khối bị ăn bởi các loài động vật khác nhau (bao gồm cả côn trùng), và phân của chúng thải ra trở thành nguồn dinh dưỡng được đưa trả lại vào trong đất. Ở trong đất một lượng rất lớn các vi sinh vật sẽ can thiệp vào quá trình phân hủy vật liệu hữu cơ để tạo thành dinh dưỡng sẵn có cho cây sử dụng. Hệ thống rễ cây dày đặc trong rừng sẽ thu lượm hầu như toàn bộ dinh dưỡng được phóng thích ra từ quá trình phân hủy này.
Chu trình dinh dưỡng trong rừng
Quản lý dinh dưỡng hữu cơ cần dựa vào những vật liệu vi khuẩn có khả năng phân hủy như tàn dư thực vật và động vật. Chu trình dinh dưỡng được khép kín cùng với sự hỗ trợ của phân ủ, che phủ đất, trồng cây phân xanh, luân canh vv... Động vật nuôi trong trang trại cũng đóng một vai trò quan trọng trong chu trình dinh dưỡng: Phân của chúng có giá trị cao và có thể sử dụng là nguồn dinh dưỡng tái sinh với điều kiện là phải cùng với cỏ, vật liệu xanh, rơm rạ khô. Nếu được quản lý cẩn thận, việc mất dinh dưỡng do bị lắng lọc, xói mòn đất và bay hơi có thể giảm tới mức tối thiểu Tái sinh dinh dưỡng giảm bớt sự phụ thuộc vào các đầu vào bên ngoài và giúp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, nông dân cần phải tìm cách này hay cách khác để bù đắp lại lượng dinh dưỡng bị đưa ra khỏi trang trại qua các sản phẩm được bán ra.
Độ phì nhiêu của đất trong hệ sinh thái rừng
Đất và độ phì của đất, cả hai cùng tạo thành trọng điểm của hệ sinh thái tự nhiên. Việc đất trong rừng thường xuyên được che phủ ít nhiều tạo nên độ phì của đất và ngăn cản xói mòn. Các vật liệu dinh dưỡng liên tục được cung cấp để nuôi một lượng lớn các vi sinh đất và tạo một môi trường sống lý tưởng cho chúng sẽ làm cho đất xốp mềm và có khả năng hút giữ một lượng nước lớn.
Bảo vệ đất trong sản xuất hữu cơ
Nông dân hữu cơ phải hiểu biết và việc bảo toàn và cải thiện độ phì của đất là tầm quan trọng cốt yếu. Cùng với phân hữu cơ, biết cách khuyến khích các vi sinh vật đất hoạt động và bảo vệ chúng khỏi bị hại từ thuốc sâu hóa học. Che phủ mặt đất (tủ gốc) và trồng cây che phủ là các biện pháp được sử dụng trong số các biện pháp khác để ngăn cản xói mòn.
Tính đa dạng trong các rừng
Trong rừng, thực vật có tính đa dạng cao về loài giống, về kích thước cũng như hệ thống rễ và những nhu cầu sống khác. Động vật cũng là một bộ phận của hệ thống này. Nếu một loài sinh vật rút ra khỏi hệ thống này, ngay lập tức nó được thay thế bởi một loài khác để lấp chỗ trống. Ở trong rừng, các khoảng trống, ánh sáng, nước và dinh dưỡng được sử dụng hiệu quả nhất và kết quả là tạo ra một hệ thống rất vững chắc.Tính đa dạng cây trồng trong trại/nơi sản xuất hữu cơ. Trong trại sản xuất hữu cơ nên trồng luân canh hoặc xen một số loại cây trồng bao gồm cả cây to. Động vật là bộ phận được kết hợp trong hệ thống sản xuất của trại. Tính đa dạng này không chỉ cho phép sử dụng tối ưu các nguồn lực mà còn đáp ứng sự an toàn kinh tế trong trường hợp bị sâu bệnh hại tấn công hoặc giá cả thị trường giảm thấp cho một số loại cây trồng nhất định.
Sự cân bằng sinh thái trong rừng
Sâu bệnh luôn hiện hữu trong hệ sinh thái tự nhiên, nhưng hiếm khi chúng gây hại lớn. Nhờ có tính đa dạng mà sâu bệnh khó lan truyền. Cây cối thường có thể tự phục hồi khi bị hại và nhiều sâu hại bị kiểm soát bởi các sinh vật khác như các loại côn trùng hoặc chim chóc.
Đấu tranh sinh học trong trại/nơi sản xuất hữu cơ
Nông dân hữu cơ cố gắng giữ cho sâu bệnh hại ở mức độ không gây thiệt hại kinh tế. Tập trung chủ yếu vào việc hỗ trợ cho cây khỏe và tăng sự chống chịu của cây trồng. Những côn trùng có lợi được khuyến khích bằng cách tạo môi trường sống và thức ăn cho chúng.
Nếu sâu bệnh đạt tới mức nguy hại, thiên địch và các loại thảo mộc điều chế sẽ được sử dụng.
Mục tiêu của canh tác hữu cơ:
Từ những tiêu chuẩn của IFOAM, Liên đoàn Quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ
(the International Federation of Organic Agriculture Movements)
Trong nông trại :
Sự tương tác với môi trường :Duy trì và làm tăng tính đa dạng di truyền trong hệ sinh thái nông trại và tính tự nhiên của môi trường xung quanh bao gồm bảo vệ thực vật hoang dại và tập quán sống của động vật Phát triển tập quán canh tác trong đó môi trường thiên nhiên được đưa vào suy xét đến mức tối đa có thể .
tái sinh vào trong đất nông nghiệp
Những khía cạnh xã hội: Khuyến khích tính đa dạng trong sản xuất, chế biến và phân phối sản phẩm, đảm bảo công bằng xã hội và ổn định
sinh thái
Ngăn ngừa bất cứ sự ô nhiễm nào có thể tăng lên từ các hoạt động của khu vực sản
xuất
người tiêu dùng
Theo: ADDA office in Vietnam