Dấu hiệu nhận biết Dịch tả lợn Châu Phi và biện pháp phòng bệnh
Lượt xem: 210  | Ngày đăng: 02/01/2022

Để nhận biết và phòng chống dịch tả lợn châu Phi, căn cứ vào các dấu hiệu sau:
Lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi có nhiều triệu chứng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Lợn bệnh biểu hiện các triệu chứng không khác biệt so với triệu chứng của bệnh dịch tả lợn cổ điển. Do đó, việc chẩn đoán bệnh dịch tả lợn châu Phi khó có thể xác định và phân biệt được bằng các triệu chứng lâm sàng; cần lấy mẫu gửi về phòng thí nghiệm để xét nghiệm phát hiện vi rút dịch tả lợn châu Phi.
Bệnh xảy ra ở 3 thể khác nhau: Thời gian ủ bệnh từ 4 đến 19 ngày, trong đó, thể cấp tính, lợn có thể chết sau 3 đến 4 ngày tiếp xúc vi rút; thể quá cấp tính, lợn đột ngột sốt cao rất cao 41-42°C, kéo dài 2-3 ngày, tối đa 4 ngày, rồi chết; thể mạn tính có các triệu chứng giống thể cấp tính nhưng mức độ biểu hiện yếu hơn, bao gồm: Sụt cân, sốt dai dẳng, có dấu hiệu bệnh hô hấp, viêm loét da, viêm khớp mãn tính...
Để phòng ngừa hiệu quả dịch tả lợn châu Phi, cần thực hiện tốt quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi, trong đó chú trọng các biện pháp sau:

- Trại chăn nuôi phải có tường hoặc hàng rào bao quanh nhằm kiểm soát được người và động vật ra - vào trại. Trại chăn nuôi phải bố trí riêng biệt các khu: Khu chăn nuôi; khu vệ sinh, sát trùng thiết bị chăn nuôi; khu tắm rửa, khử trùng, thay trang phục cho công nhân... Tại cổng ra - vào trại chăn nuôi, khu chuồng nuôi và lối ra - vào mỗi dãy chuồng nuôi, phải bố trí hố khử trùng.

- Tất cả phương tiện vận chuyển khi vào trại chăn nuôi, khu chăn nuôi phải đi qua hố khử trùng và phải được phun thuốc sát trùng. Trước khi vào khu chăn nuôi, mọi người phải thay quần áo, giày dép và mặc quần áo bảo hộ của trại.
- Người chăn nuôi, trang trại chăn nuôi phải tuân thủ nghiêm quy trình về tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn theo quy định.

Biện pháp phòng:

Tăng cường sát trùng chuồng trại cả bên trong và bên ngoài chuồng trại, lối đi vào trại, nơi cân xe, khu vực xung quanh trạị, khu xử lý heo chết…

Cổng xuất và cổng nhập phải có hố sát trùng và máy phun thuốc sát trùng, mỗi đầu trại phải có khay/hố sát trùng và thay nước hàng ngày.

Hạn chế nhân viên ra khỏi trại khi không cần thiết. Hạn chế tối đa người vào trại, khi vào phải qua nhà sát trùng, tắm xà phòng và có thời gian cách ly ít nhất 24h mới được xuống trại.

Tăng cường chăm sóc đàn heo chu đáo, phòng bệnh bằng vaccine đối với các bệnh do virus như: Dịch Tả, Tai Xanh (PRRS), Lở Mồm Long Móng, Giả Dại, Circovirus…tăng cường sức đề kháng cho heo, có thể bổ sung thêm vitamin C, vitamin nhóm B, Beta glucan…

Khống chế

Theo khuyến cáo của tổ chức Thú y Thế giới, nếu xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phi, lợn bệnh phải được tiêu hủy ngay, heo nuôi trong khu vực có bán kính 3km bị cấm vận chuyển buôn bán.

Bài: Nguyễn Linh

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên