Trồng và chăm sóc lạc xuân
Lượt xem: 776  | Ngày đăng: 02/01/2022

Thời vụ: Gieo trồng trong tháng 2 dương lịch. Lượng giống, 7-8 kg lạc củ/sào; sử dụng các giống : L14, L23, L26, MD7.

Đất cần làm tơi xốp, sạch cỏ dại, lên luống rộng 1-1,5 m, cao 25-30 cm.

Bón phân: Bón đủ phân hữu cơ, lân và vôi. Trên đất bạc màu bón thêm kali. Lượng phân bón cho một sào gồm: phân chuồng 300-350 kg; phân đạm 3-4 kg; kali 3-4 kg; lân 15 kg; vôi bột 15 kg. Vôi bón lót 50% trước khi rạch hàng. Dùng cuốc rạch sâu 5-7 cm, hàng cách hàng 30-40 cm, hàng ngoài cách mép luống 10-15 cm. Phân hoá học gồm 15 kg supe lân + 1,5-2 kg kali +1,5-2 kg đạm, trộn đều và rải xuống rạch; phân hữu cơ bón sau cùng. Sau khi bón phân, lấp một lớp đất dày 2-3 cm để hạt giống không bị tiếp xúc trực tiếp với phân; gieo 1-2 hạt/hốc, hốc cách hốc 10-15 cm. Bón thúc khi cây có 2-3 lá thật: urê 1,5-2 kg + 1,5-2 kg kali + 4 kg vôi bột. Sau khi lạc ra hoa rộ 7-10 ngày, bón nốt lượng vôi còn lại, không trộn vôi với loại phân nào khác.

Xới lần 1: Khi cây có 2-3 lá thật (sau mọc 10-12 ngày), xới phá váng, không vun để tạo độ thoáng dưới gốc, giúp cành cấp 1 phát triển.

Xới lần 2: Khi cây có 7-8 lá thật (sau mọc 30-35 ngày), trước khi ra hoa nên xới sâu 5-6 cm giữa hàng, giúp đất tơi xốp, thoáng khí, chú ý không vun gốc.

Xới lần 3: Xới và kết hợp vun gốc sau khi lạc ra hoa rộ 7-10 ngày.

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sâu bệnh và phòng trừ kịp thời. Chú ý đề phòng dế, kiến, mối hại quả và bệnh héo xanh do vi khuẩn.

 Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh:

+ Phòng trừ bệnh lá: Daconil 15- 17 g/10lít nước; Tiltsuper 300ND 0,1-0,2 lít/ha; Topan 70ƯP 0,3- 0,5 kg/ha. Đối với giống nhiễm cần phun tr­ớc ra hoa và sau tắt hoa 10-15 ngày.

+ Phòng trừ bệnh hại quả và hạt (mốc vàng, đốm xám vỏ hạt, đốm đen quả); Xử lý hạt, đất tr­ớc khi gieo, tránh tổn th­ơng cho cây và quả trong quá trình chăm sóc. Thu hoạch đúng độ chín vào ngày nắng ráom phơi ngay sau khi thu hoạch.

+ Phòng trừ sâu hại chủ yếu (Sâu khoang, sâu xanh, sâu cuốn lá, sâu xám, sâu chích hút) Sử dụng cây hướng dương làm cây dẫn dụ để thu hút các loài sâu khoang, sâu xanh đến đẻ trứng. Định kỳ kiểm tra để diệt các ổ trứng và sâu non trên lá hướng dương. Có thể ngâm no nước hạt hướng dương rồi gieo cùng với gieo lạc. mật độ hướng dương 2 cây/ 10 m2.

+ Ngưỡng phòng trừ sâu hại nh­ư sau:

* Bọ trĩ: 5 con/búp ở giai đoạn 30-40 ngày sau mọc

* Sâu khoang: 20 – 25% diện tích lá bị hại ở 30-40 ngày sau mọc

* Rầy xanh: 5 con / cây ở giai đoạn 30 ngày sau mọc

* Các loại sâu khác: 20 – 25% diện tích lá bị hại ở 40-50 ngày sau mọc

-  Chống chuột: Quy vùng lạc, có biện pháp đánh chuột đồng bộ toàn dân hoặc quây nilon nếu có thể.

Thu hoạch lạc

Thu hoạch khi quả già đạt khoảng 80 - 85% tổng số quả/cây sau khi nhổ, vặt quả, rửa sạch, phơi d­ới nắng nhẹ đến khi vỏ lụa tróc là được.

Bài: Mạnh Hùng

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên