Giải pháp ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản
Lượt xem: 23  | Ngày đăng: 22/07/2025

Cơn bão số 3 (Wipha) có diễn biến phức tạp. Theo dự báo, bão sẽ mạnh lên sau khi vào đất liền.

Để giúp giảm thiểu rủi ro về người, tài sản đặc biệt là hệ thống công trình và vật nuôi thủy sản, Trung tâm Khuyến nông quốc gia khuyến cáo bà con nuôi trồng thủy sản một số lưu ý trước mỗi thời điểm mưa bão sau:

1. Thường xuyên cập nhật thông tin dự báo thời tiết về những thay đổi bất thường của thời tiết như mưa to, sạt lở, lũ quét… để có các biện pháp phòng tránh, ứng phó kịp thời.

Chuẩn bị các biện pháp phòng tránh phù hợp giúp giảm thiểu thiệt hại trong mưa bão 

2. Giải pháp ứng phó với mưa bão

Người dân không ở lại khu vực nuôi ao hồ/lồng bè khi đang xảy mưa bão.

Không cho cá ăn tại thời điểm trước, trong và sau mưa bão. Cần tư vấn ý kiến của cán bộ chuyên môn thủy sản tại địa phương.

a. Đối với ao, đầm nuôi trồng thủy sản

- Kiểm tra, vệ sinh, gia cố lại bờ ao đảm bảo hệ thống thoát nước hoạt động tốt;

- Khi nước ao quá cao cần xả bớt, đồng thời tiến hành chạy máy quạt nước, sục khí nhằm hạn chế sự phân tầng nước;

- Khi mưa lớn kéo dài, nước ao nuôi bị đục, pH bị giảm đột ngột cần rải vôi xung quanh bờ ao (khoảng 20-30 kg/1.000 m2), kết hợp bón vôi, khoáng cho ao, đầm nuôi.

b.  Đối với lồng, bè nuôi trồng thủy sản

Kiểm tra, sửa chữa, gia cố, vệ sinh lại hệ thống dây neo, phao lồng, lưới để đảm bảo an toàn, di chuyển lồng bè vào nơi an toàn để tránh trú bão.

3. Một số biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho động vật thủy sản mùa mưa bão

- Thường xuyên quan sát tình trạng cá, tôm bơi lội trong ao. Khi có hiện tượng cá, tôm nổi đầu cần xác định nguyên nhân. Nếu do thiếu ô xy, cần tăng quạt nước hoặc phun nước, giảm lượng thức ăn, thay một phần nước ao, hoặc cấp thêm nước mới vào ao, tiến hành san thưa để giảm bớt mật độ.

Đối với ao nuôi sau mỗi lần thay nước người nuôi phải xử lý nước bằng cách tạt vôi bột (vôi nông nghiệp) với liều lượng 3 kg/m3 nước kết hợp sử dụng các loại chế phẩm sinh học để làm cho nước trong sạch.

- Thường xuyên theo dõi mức nước, màu nước trong ao để kịp thời điều chỉnh; theo dõi thời tiết, nhất là những tháng chuyển mùa và những ngày chuyển trời để kịp thời điều chỉnh lượng thức ăn.

- Bảo đảm môi trường ao nuôi thuỷ sản luôn được ổn định bằng cách sử dụng vôi bột, vôi nước bón định kỳ với liều lượng tùy theo đối tượng nuôi. Đối với nuôi cá lồng, bè cần sử dụng vôi bột treo ở các góc lồng/bè để khử trùng môi trường nước, diệt các tác nhân gây bệnh cho cá nuôi. Treo túi cách mặt nước khoảng 1/3 - 1/2 độ sâu của nước trong lồng/bè. Liều lượng sử dụng là 30 - 40 kg vôi/100m3 nước. Khi vôi tan hết lại tiếp tục treo túi khác.

- Bổ sung vitamin C, khoáng chất, men vi sinh trộn vào thức ăn cho cá ăn hàng ngày.

Theo: khuyennongvn.gov.vn
Các tin bài khác:

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên