Phát hiện tảo độc Microcystis aeruginosa trong mẫu các nước có mã ký hiệu TP3-T3
Lượt xem: 156  | Ngày đăng: 10/09/2024

Qua kết quả quan chắc của Viện Nghiên cứu Nguôi trồng thủy sản 1 tại các vùng nuôi  thủy sản tập trung tại 6 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT vừa có thông báo, triển khai kết quả quan trắc môi trường thủy sản tháng 8 năm 2024.

Cụ thể, các chỉ tiêu phân tích gồm: Ôxy hòa tan, N- N02-, N- N03; H2S và mật độStreptococcus tổng số trong 36 mẫu nước thu được có giá trị nằm trong ngưỡng giới hạn theo TCVN 13952:2024, phù  hợp cho nuôi thủy sản nước ngọt. Tuy nhiên, có một số mẫu tại TP. Bắc Giang (TP1, TP3), huyện Yên Dũng (YD3), huyện Việt Yên (VY2) có hàm lượng NH3–N cao hơn giá trị cho phép, các điểm thu mẫu còn lại có hàm lượng NH3–N nằm trong khoảng phù hợp.

Phát hiện tảo độc Microcystis aeruginosa trong mẫu các nước có mã ký hiệu TP3-T3 tại điểm thu thành Phố Bắc Giang, TY1-T1 và TY1-T2 tại điểm thu huyện Tân Yên  với mật độ từ  900.000-  2.700.000 tế bào/lít. Các điểm thu mẫu còn lại không phát hiện tảo độc. Mật độ vi khuẩn Aeromonas tổng số trong mẫu nước có mã ký hiệu TY1và TY3 thu tại huyện Tân Yên có giá trị cao hơn 1,2 lần và 1,3 lần so với ngưỡng giới hạn cho phép theo TCVN 13952:2024.

Sở Nông nghiệp và PTNT yêu cầu Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế các huyện, thị, thành phố, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trung tâm Khuyến nông, phổ biến kết quả quan trắc môi trường tháng 8 đến các xã, vùng nuôi thủy sản tập trung của huyện để người dân theo dõi sự biến động chất lượng nước ao nuôi, từ đó sớm có biện pháp xử lý môi trường phù hợp,  phòng chống dịch bệnh, giảm thiểu rủi do trong sản xuất thủy sản và bảo vệ môi trường  phát triển thủy sản bền vững. Đối với các ao nuôi có hàm lượng NH3-N cao và xuất hiện tảo độc cần tiến hành các biện pháp quản lý tốt môi trường ao nuôi, hạn chế thức ăn dư thừa sẽ làm ô nhiễm môi trường nước ao nuôi cũng như là điều kiện thuận lợi cho tảo phát  triển, cần có các biện  pháp  kỹ  thuật như: tháo và bổ sung 20-30% lượng nước ao đồng thời sử dụng chế phẩm sinh học xử lý môi trường nước, xi phông, xử lý lớp bùn đáy ao, ổn định pH, hạn chế thức ăn dư thừa. Đối với những ao nuôi xuất hiện vi khuẩn Aeromonas tổng số cao vượt ngưỡng: Sử dụng các hóa chất khử trùng nước như BKC, Iodine để khử trùng csgiamr mật độ vi khuẩn (liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất). Tăng cường bổ sung Vitamin C vào thức ăn cho cá ăn để tăng sức đề kháng, hạn chế ảnh hưởng của vi khuẩn. Đối với tất cả các ao nuôi cần định kì thay nước, theo dõi kiểm tra ao nuôi thường xuyên để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường và có biện pháp xử lý phù hợp. Tăng cường quạt khí vào những ngày trời âm u và thời điểm sáng sớm tránh hiện tượng cá nổi đầu.

Chỉ đạo các xã, vùng nuôi thủy sản tập trung thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho các đối tượng thủy sản nuôi, hạn chế thấp nhất tác động bất lợi của thời tiết nắng nóng và nâng cao hiệu quả sản xuất. Cơ sở nuôi thủy sản cần áp dụng một số biện pháp để ổn định môi trường ao nuôi và hạn chế các tác động xấu đến thủy sản nuôi. Cần định kỳ thay nước sạch cho ao nuôi, theo dõi kiểm tra ao nuôi thường xuyên để kịp thời phát hiện những bất thường và có biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp. Tăng cường quạt nước vào những ngày trời âm u và lúc sáng sớm tránh hiện tượng thiếu oxy. Duy trì mực nước trong ao trên 1,5m–  2,5m  để hạn chế sự biến động nhiệt độ, pH nước ao nuôi.

Tin: Hương Giang
Các tin bài khác:

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên