Sở Nông nghiệp và PTNT: Triển khai thực hiện kế hoạch của tỉnh về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Lượt xem: 72  | Ngày đăng: 20/03/2024

Nhằm cụ thể hóa và triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 30/9/2023 của UBND tỉnh Bắc Giang triển khai thực hiện Chương trình hành động số 55-CTr/TU ngày 29/6/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành kế hoạch triển khai thực hiện với những nội dung cụ thể.

Theo đó, Kế hoạch tập trung vào các nội dung như: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Kế hoạch, Chương trình hành động, Nghị quyết về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;  Đổi mới tư duy, nhận thức đẩy đủ và sâu sắc về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trọng tâm là xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả theo  hướng hiện đại, bền vững trên cơ sở phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sạch. Thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp trong đó tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực (lúa chất lượng, vải thiều, rau chế biến, lợn, gà, gỗ, cá), sản phẩm tiềm năng, sản phẩm đặc sản địa phương  (sản phẩm OCOP) của từng địa phương.

Khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao

Đẩy mạnh các hình thức tích tụ, tập trung đất đai; phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị; khuyến  khích phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, mở rộng diện tích sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP…; khuyến khích, hỗ trợ tổ chức sản xuất theo mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất; tăng cường liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác với các hộ nông dân trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Trong đó:

Về  trồng trọt: Tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung “Bản đồ số hóa các vùng sản xuất tập trung các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng; các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” để phù hợp với Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cơ cấu lại sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt theo hướng giảm tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực; tăng tỷ trọng cây ăn quả, cây rau, cây công nghiệp, lúa chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường, góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Đến năm 2030 giá trị sản xuất/ha đất nông nghiệp phấn đấu đạt 160-170 triệu đồng. Giữ ổn định diện tích đất lúa để đảm bảo an ninh lương thực. Đến năm 2030, diện tích đất trồng lúa khoảng 48.748 ha (đất chuyên lúa khoảng 40.000 ha). Đến năm 2045, giữ ổn định diện tích đất lúa 2 vụ cần bảo vệ nghiêm ngặt khoảng 38.000 ha để đảm bảo an ninh lương thực. Chuyển một phần diện tích đất lúa, đất trồng cây ăn quả, đất rừng sang các mục địch sử dụng khác để phát triển kinh tế -  xã hội…

Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô l ớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực; đồng thời, khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao đáp ứng nhu cầu của thị trường và phục vụ du lịch. Đẩy mạnh phát triển trồng, chế biến, tiêu thụ và xây dựng nhãn hiệu tập thể cây dược liệu bản địa có lợi thế như: ba kích tím, trà hoa vàng, sâm Nam núi Dành,... trên đất đồi rừng tại các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Tân Yên... Phát triển sản phẩm nấm ăn tại các địa phương có triển vọng như: Lạng Giang, Yên Dũng, Việt Yên...Hỗ trợ xây dựng, cấp và quản lý mã số vùng trồng với các cây trồng chính (rau, cây ăn quả), đặc biệt là những cây trồng có có tiềm năng xuất khẩu khoảng trên 50.000ha…

Về chăn nuôi: Hình thành khu, vùng chăn nuôi tập trung, khép kín, xa khu dân cư; Chuyển đổi cơ cấu đàn vật nuôi hướng tới giảm tỷ trọng đàn lợn, tăng tỷ trọng đàn gia cầm và gia súc ăn cỏ (bò, dê, ngựa). Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện để hình thành cụm tương hỗ gà đồi Yên Thế (có sự tham gia của các huyện Tân Yên, Lạng Giang, Lục Nam) để cung cấp sản phẩm cho thị trường Hà Nội và khu vực xung quanh; phát triển chăn nuôi lợn quy mô trang trại tại các vùng có địa dư phát triển đảm bảo các điệu kiện chăn nuôi như  Lạng Giang,  Hiệp Hòa, Tân Yên,  đàn trâu, bò  giảm trú trọng phát triển mô hình nuôi bò thịt vỗ béo, ứng dụng công nghệ cao vào phát triển chăn nuôi. Đến năm 2030, tổng đàn trâu 30 nghìn con, đàn bò 120 nghìn con, đàn lợn 1-1,2triệu con, đàn gia cầm từ 22 - 25 triệu con, trong đó đàn gà là 19-20  triệu con, đàn dê 40 nghìn con..; tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt 270 nghìn tấn.

Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi hữu cơ; đồng thời hỗ trợ phát triển chăn nuôi trang trại thân thiện với môi trường, đảm  bảo  an toàn dịch bệnh, truy xuất được nguồn gốc. Nâng cao chất lượng đàn vật nuôi, nhất là đối với đàn gà và đàn lợn để hướng đến thị trường xuất khẩu chính ngạnh; giữ vững thương hiệu gà đồi Yên Thế; thu hút dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thịt lợn, thịt gà xuất khẩu  tại huyện: Tân Yên, Yên Thế, Hiệp Hòa, Lạng Giang. Thực hiện nghiên cứu, lựa chọn giống gà đặc trưng riêng của Bắc Giang, gà Yên Thế; chuyển dịch mạnh mẽ  sang chăn nuôi theo tiêu chuẩn an toàn, xử lý tốt vấn đề môi trường.

Về  thuỷ  sản:  Phát triển  nuôi trồng và khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững, bảo vệ  môi trường, gắn phát triển sinh kế  của cộng đồng ngư dân với nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh thái. Phát triển  nuôi trồng thủy sản theo hướng tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, áp dụng khoa học công nghệ và quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAP); tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi; phát triển nuôi thâm canh ứng dụng công nghệ cao, quy trình thực hành nuôi tốt, an toàn sinh học, bảo vệ  môi trường sinh thái.

Về lâm nghiệp:  Đến năm 2030, diện tích quy hoạch 3 loại rừng toàn tỉnh khoảng 139.554 ha, trong đó: Rừng đặc dụng khoảng 13.510 ha, tăng 472 ha, rừng phòng hộ khoảng 20.628 ha, tăng 33 ha, rừng sản xuất khoảng 105.416 ha, giảm 6.734 ha so với năm 2020; diện tích rừng gỗ  lớn đạt 24.000 ha, năng suất bình quân rừng trồng sản xuất đến  năm 2030 đạt 25 - 27 m3/ha/năm. Diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững trên 17.000 ha. Sản lượng gỗ  khai thác hàng năm bình quân đạt 1 triệu m3/năm. Tỷ  lệ độ che phủ rừng đạt 37%.

Phát triển rừng kinh tế bền vững trên cơ sở lựa chọn đưa vào trồng rừng giống mới, giống có năng suất cao, cây dược liệu, cây lâm sản ngoài gỗ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh để tăng diện tích rừng trồng gỗ lớn tại 4 huyện (Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế), trong đó 70% diện tích rừng trồng cây Keo, 30% diện tích rừng trồng Bạch đàn. Tiếp tục  đẩy mạnh việc xã hội hóa nghề  rừng. Phục hồi, làm giàu rừng tự nhiên nghèo kiệt, kém chất lượng bằng biện pháp khoanh nuôi, trồng  bổ  sung  cây  bản  địa  (Lim  xanh, Vối  thuốc,  Dẻ,  Vù  Hương,  Thông  Caribe, Trám, Dổi…).

Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng theo hướng phát triển lâm nghiệp đa mục đích, tập trung đẩy mạnh trồng rừng tập trung, phân tán, vườn rừng, vườn nhà các loài cây có giá trị kinh tế cao (Lát, Giổi, Sưa…), cây bản địa, chuyển đổi cơ cấu  sản  phẩm  từ  khai  thác  gỗ  non  sang  khai  thác  gỗ  lớn  nhằm  đáp  ứng  nhu  cầu nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu. Hàng năm, 100% diện tích rừng trồng mới gỗ lớn được trồng bằng cây giống chất lượng cao. Chú trọng phát triển  trồng cây dược liệu trên đất lâm nghiệp nhằm tận dụng tối đa khoảng không gian dinh dưỡng dưới tán rừng, mang lại thu nhập và cải thiện sinh kế của nhân dân.

Sở Nông nghiệp và PTNT giao các phòng, ban,  đơn vị trực thuộc Sở có trách nhiệm  tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm của ngành cần tập trung thực hiện đến năm 2030, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các phòng, ban, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động  trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Bài, ảnh: Trần Vĩnh
Các tin bài khác:

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên