Sở Nông nghiệp và PTNT: Tập trung chăm sóc phòng trừ sâu bệnh hại lúa Chiêm Xuân
Lượt xem: 285  | Ngày đăng: 24/03/2023

Hiện nay, trà lúa xuân sớm đang ở giai đoạn đẻ nhánh rộ, trà xuân muộn đang bén rễ, hồi xanh và đẻ nhánh; cây vải ở giai đoạn nụ hoa- hoa nở. Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, xu thế nhiệt độ từ nay đến cuối vụ cao hơn trunng bình nhiều năm khoảng 0,5oC, dự báo tổng lượng mưa trong tháng 3 thấp hơn từ 10-20%, từ tháng 4 xấp xỉ so với trunng bình nhiều năm.

Bón thúc đẻ nhánh kịp thời, NPK cân đối

Để chỉ đạo sản xuất vụ Chiêm Xuân năm 2022 - 2023 thắng lợi, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã thực hiện một số nội dung: Đối với diện tích lúa đã cấy, chỉ đạo nông dân tranh thủ thời tiết ấm, tiến hành làm cỏ, tỉa dặm để đảm bảo mật độ (nhất là diện tích gieo sạ); bón thúc đẻ nhánh kịp thời, theo phương châm "nặng đầu nhẹ cuối", bón NPK cân đối, kết hợp điều chỉnh mực nước ruộng tạo điều kiện thuận lợi cho lúa đẻ nhánh sớm, tập trung, trỗ vào thời điểm an toàn để cho năng suất cao. Kiểm tra thăm đồng nếu phát hiện lúa bị nghẹt rễ, nhất là những chân ruộng trũng, cần chỉ đạo rút nước, làm cỏ sục bùn kết hợp bón bổ sung phân lân super, phân vi sinh tổng hợp, phân bón qua lá để lúa sinh trưởng, phát triển tốt.

Đối với cây rau màu, chỉ đạo gieo trồng trong khung lịch thời vụ. Những diện tích rau mầu đã gieo trồng, cần chăm sóc, bón thúc và vun xới, khơi thông rãnh luống để đảm bảo tưới tiêu thuận lợi. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn nông dân sản xuất áp dụng quy trình xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với các vùng sản xuất rau lớn tập trung, nhất là nhóm rau quả chế biến cần ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp trước khi sản xuất.

Đối với cây vải, thực hiện tỉa cành thông thoáng, vệ sinh vườn tạp; theo dõi chặt chẽ các đối tượng sâu bệnh gây hại để chủ động phun thuốc BVTV phòng trừ kịp thời, chỉ sử dụng các loại thuốc BVTV nằm trong danh mục được phép sử dụng trên cây vải, hạn chế hoặc ngừng phun thuốc khi hoa nở rộ. Đối với diện tích vải chính vụ ra hoa muộn, chùm hoa ngắn cần tưới đủ ẩm, kết hợp sử dụng phân bón lá để bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho chùm hoa phát triển .

Hiện nay, nguồn nước tưới dưỡng cho cây trồng tại một số vùng đang thiếu hụt, cần có phương án tích trữ nước để chuẩn bị đủ nước tưới dưỡng cho cây trồng vụ Chiêm Xuân; đồng thời rà soát những diện tích cấy lúa khó khăn về nước tưới để có phương án chống hạn kịp thời.

Thường xuyên kiểm tra, thăm đồng, thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo, phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại ngay từ khi mới phát sinh như: ốc bươu vàng, chuột, tập đoàn rầy, bệnh đạo ôn gây hại trên lúa; tập đoàn sâu ăn lá, bọ trĩ, rệp, bệnh sương mai trên cây rau mầu; sâu đo, sâu róm, bọ xít, rệp, sâu đục chẽ hoa, bệnh sương mai trên vải; bọ trĩ, rầy chổng cánh, rệp, sâu ăn lá, bệnh sương mai trên cây có múi… Thực hiện tốt công tác quản lý sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn để đảm bảo nguồn vật tư đạt chất lượng phục vụ sản xuất. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của Pháp luật.

Tin, ảnh: Minh Nga
Các tin bài khác:

TRANG VIDEO
Bứt phá nông nghiệp Bắc Giang
Ngày: 03-12-2021 12:12
  • Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân

    Ảnh 1: Dược mùa nhờ sử dụng cơ giới hóa khép kín trong sản xuất...

  • Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

    Mô hình nuôi thâm canh cá chim trắng tại xã An Dương - Tân Yên

  • Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

    Đặc sản Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

  • Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên

    Trình diễn máy cấy lúa Kubota tại xã Quang Tiến - Tân Yên